QUẢN TRỊ QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI

  1. Thời lượng giảng dạy: 04 buổi, mỗi buổi 3 tiếng. Kết hợp trực tuyến và trực tiếp.
  2. Đối tượng:
    • Quản lý doanh nghiệp.
    • Trưởng/phó ca kíp và phòng ban liên quan.
    • Các nhân viên có liên quan.
  3. Mô tả: 
    • Việc phát triển sản phẩm mới được các doanh nghiệp áp dụng ngày càng phổ biến. Đây là hoạt động giúp bạn có thể đứng vững trước sự biến đổi của thị trường và thu hút ngày càng nhiều tệp khách hàng tiềm năng. Và để hoạt động này thật sự hiệu quả, bạn cần một quy trình tối ưu. Điều này chính là nguyên nhân cho sự ra đời của quy trình phát triển sản phẩm mới.
    • Quy trình này thường cần sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận như: R&D (Research & Development), Design, Sales, Branding nói riêng và Marketing nói chung.
    • Vậy quy trình phát triển sản phẩm mới gồm có bao nhiêu bước? Các rủi ro bạn cần tránh khi triển khai là gì? Điểm khác biệt của quy trình phát triển sản phẩm giữa một công ty startup và doanh nghiệp như thế nào? Và đâu là phương pháp hữu hiệu để các Junior có thể tăng kỹ năng phát triển sản phẩm của mình?
  4. Kết quả học tập mong đợi:

Kết thúc khóa học, yêu cầu học viên nắm bắt kiến thức căn bản và ứng dụng vào trong công việc. Trong đó:

    • Học phần 1: Tổ chức quy trình phát triển sản phẩm mới
    • Học phần 2: Các phương pháp đánh giá các dự án nghiên cứu phát triển (R&D) và đổi mới sản phẩm
    • Học phần 3: Lựa chọn danh mục sản phẩm mới
  1. Cách đánh giá: học viên tham dự tối thiểu 75% số buổi học và có sự hiểu biết nắm rõ về các kiến thức của giảng viên.
  2. Yêu cầu giảng viên: là giảng viên có kinh nghiệm và đầu ngành về kiến thức kinh tế, hoạt động sản xuất.
  3. Agenda:
    • Buổi 1: Tổ chức quy trình phát triển sản phẩm mới
      • Phát triển công nghệ và phát triển sản phẩm
      • Quy trình 5 giai đoạn - 5 cổng chắn khi phát triển sản phẩm mới
      • Phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong quá trình phát triển sản phẩm mới
    • Buổi 2: Các phương pháp đánh giá các dự án nghiên cứu phát triển (R&D) và đổi mới sản phẩm
      • Phương pháp chiết khấu dòng tiền
      • Phương pháp xác định giá trị thương mại của dự án
    • Buổi 3: Các phương pháp đánh giá các dự án nghiên cứu phát triển (R&D) và đổi mới sản phẩm (tiếp theo)
      • Phương pháp đánh giá dự án dựa trên lý thuyết về quyền chọn
      • Đánh giá rủi ro dự án phát triển sản phẩm mới
    • Buổi 4: Lựa chọn danh mục sản phẩm mới
      • Mô hình tài chính
      • Mô hình cho điểm
      • Mô hình ma trận để định vị danh mục tốt nhất